Có rất nhiều thông tin về tác dụng của tỏi đen nhưng sau khi nghiên cứu Tiến sĩ Vũ Bình Dương, Học viện Quân y từng cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Cơ chế tác dụng của tỏi đen không trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u”. Allicin kích thích sự giãn nở của mao mạch, giúp máu lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu, oxy và dưỡng chất được cung cấp đến khắp cơ thể, giảm cảm giác ê ẩm, cơn đau. Các hoạt chất trong tỏi đen có tác dụng chống đông máu, ngăn không cho các tiểu cầu đóng thành cục, giảm chứng cao huyết áp, thiếu máu não và tim mạch. Ngoài ra, tỏi đen còn giúp phụ nữ cải thiện làn da, bảo vệ gan, chống các bệnh đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch, kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính, tăng cường khả năng sinh lý.
Làm tỏi đen tại nhà không phải ngoài mục đích tiết kiệm thì sản phẩm mình tự làm có thể tin tưởng hơn, thêm vào đó là khi mình thưởng thức sản phẩm của mình tự làm cũng là một điều rất thú vị.
Để làm được tỏi đen các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu:
- Tỏi ( lựa chọn củ to đều )
- Nồi ủ ( như nồi cơm điện )
- Bia
Cách làm
Bước 1: Tỏi các bạn nên lựa chọn củ to đều ( nhưng đừng mua tỏi trung quốc nhớ :D ) nếu có điều kiện có thể chọn tỏi của Lý Sơn. Sau đó bạn về bóc lớp vỏ đen bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn và cắt cuống.
Bước 2: Cho tỏi vào thau nhựa, rưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh. Tỷ lệ ngâm 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia ( cũng chẳng đáng là bao nên chọn hẳn bia ken ).
Cho bia vào tỏi
Bước 3: Chuẩn bị một tờ giấy bạc to rồi xếp tỏi vào giữa.
Xếp tỏi sau khi đã ngấm bia
Bước 4: Khi tỏi đang còn ướt gói kín lại. Rồi cho vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần (các bạn có thể yên tâm là sẽ không hỏng nồi và tiền điện hết chỉ khoảng 10.000 đồng).Khi làm, các bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn, nếu là nồi điện tử thì không cần.
Để nồi ủ ra ngoài nắng
Mẹo hay: Mùa này đang nắng nóng, để tiết kiệm điện và khỏi lo hại nồi, các bạn có thể tận dụng hơi nóng bằng cách, khi nắng to nhất, các bạn rút nồi điện ra rồi mang cả nồi ra nắng phơi, đến khoảng 4h chiều, nhiệt độ giảm thì mang vào nhà cắm điện tiếp. Bạn nào bận đi làm thì nhờ bố mẹ hoặc người giúp việc phơi cho.
Bước 5: Trong quá trình làm, các bạn có thể mở nồi ra kiểm tra tỏi hàng ngày, mở vung xong đóng lại ngay, không để quá 5 phút. Sau 2 tuần ủ men, tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng, sang màu nâu, rồi màu
đen. Khi tỏi đạt yêu cầu, nếm thấy vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi
nồng nguyên bản của tỏi, nghĩa là đã đạt yêu cầu. Tỏi đen thành phẩm các
bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài.
Thông tin thêm: Nếu xem các video, các bạn sẽ thấy mỗi nơi có cách làm tỏi đen khác
nhau, ở Nhật họ làm tỏi đen thậm chí còn không dùng bia để lên men, tuy
nhiên các bạn Mỹ cho rằng lên men bằng bia tốt hơn. Vì sao tỏi trắng, ủ
men lại chuyển màu đen? Bởi vì quá trình lên men đã xảy ra phản ứng
chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein,
methanethiol…thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan
trong nước như S-allyl-L-cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin,
Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, các dẫn chất của
tetrahydro-carboline. Đây là những hợp chất rất quan trọng góp phần làm
tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được.
Ngoài ra, sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ
28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải
thích tại sao tỏi đen có vị ngọt của trái cây