Là hai loại rau khá tốt cho sức khỏe đó là : rau răm và rau má. Rau răm là dược liệu quý chữa được nhiều bệnh, rau má thì ngoài nhiều các công dụng như bệnh hạ huyết còn có thể làm nước giải khát. Vậy vì sao mà phụ nữ mang thai hay các bà bầu lại không nên ăn hai loại rau này mời các bạn cùng tìm hiểu.
Là một loại rau khá quen thuộc với người dân Việt Nam, không ai là không biết kể cả từ người ở nông thôn hay thành phố thì cũng biết đến rau răm. Một loại rau thường được ăn kèm với trứng vịt lộn giúp đỡ ăn trứng ngon hơn và bớt vị tanh của trứng.
Ngoài ra rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Bà bầu không nên ăn rau răm
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.
Phụ nữ uống nước rau má lâu sẽ giảm khả năng mang thai
Vào những ngày hè nóng nực thì nước nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ. Ngoài ra rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi.
Sức khỏe, mang thai, chăm sóc sức khỏe, mang thai, bà bầu, gia đình, chăm sóc bà bầu, sản phụ, làm vợ, làm mẹ, nuôi con, sinh con, hôn nhân, gia đình
Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Nhưng rau má không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.