Chửa ngoài tử cung là hiện tượng thai không nằm trong tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác như vòi trứng, buồng trứng, thậm chí là ổ bụng. Chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Vì thế các chị em cần phải tìm hiểu về bệnh chửa ngoài tử cung để có thể nắm bắt được các biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để giảm bớt nguy cơ gây hại cho sức khỏe sinh sản và người bệnh
Chửa ngoài tự cung
Nguyên nhân chửa ngoài tử cung
Một số yếu tố về sức khỏe sinh sản của phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng chửa ngoài tử cung.
Đầu tiên phải kể đến bệnh viêm vùng chậu – là một trong những yếu tố hàng đầu gây chửa ngoài tử cung.
Bên cạnh đó, những người bị tắc hẹp vòi trứng, nạo phá thai thường xuyên, bị mổ ở vùng bụng cũng có thể làm thay đổi hướng đi của vòi trứng gây ra chửa ngoài tử cung.
Các nguyên nhân khác bao gồm: đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng trước đó (bao gồm cả trường hợp thắt ống dẫn trứng), đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, ống dẫn trứng có vấn đề bất thường bẩm sinh, hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều trước khi mang thai…
Dấu hiệu nhận biết chửa ngoài tử cung
- Đau vai
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Đau bụng dưới
- Rối loạn kinh nguyệt, ốm nghén : chị em có thể bị tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, trễ kinh.
- Một số trường hợp tắt kinh còn bị ra máu bất thường, máu thường màu đỏ tươi.
- Ngoài ra, sản phụ còn bị ốm nghén biểu hiện ở việc buồn nôn và nôn.
- Đau bụng, đau vùng chậu : do sự căng dãn của vòi trứng gây ra đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới rốn.
- Nếu vòi trứng bị vỡ sẽ gây đau dữ dội làm thai phụ mệt lả, da xanh xao, hôn mê.
- Xuất huyết âm đạo : gần với ngày có kinh (theo chu kỳ) thường làm cho sản phụ dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt hay rong kinh. Xuất huyết âm đạo xuất hiện muộn với tình trạng chảy máu sậm màu và kéo dài.
Ngoài những dấu hiệu dễ nhận biết trên, chửa ngoài tử cung còn xuất hiện hiện tượng đau đầu dữ dội, chuột rút một bên, đau lưng dưới…
Chữa và điều trị chửa ngoài tử cung
Phương pháp chữa và điều trị chửa ngoài tử cung hiệu quả nhất hiện này là phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng là mổ bụng hở và mổ nội soi.
- Mổ nội soi là phương pháp dùng dụng cụ phẫu thuật đưa vào ổ bụng để thực hiện thao tác lấy khối thai. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật đó là độ an toàn cao, không để lại sẹo. Tuy nhiên không phải phòng khám, cơ sở nào cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Vì thế, khi có nhu cầu điều trị bằng mổ nội soi, bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín với trang thiết bị hiện đại.
- Nếu trường hợp khối thai đã bị vỡ, có quá nhiều máu trong ổ bụng thì bắt buộc phải mổ hở. Tuy nhiên, phải đảm bảo được thực hiện trong môi trường vô khuẩn để tránh tình trạng viêm nhiễm và biến chứng về sau.
Sau điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%. Những trường hợp bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng tái phát còn cao hơn.
Vì vậy nếu muốn có con trở lại, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sỹ, họ sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên bổ ích, hạn chế tối đa những biến chứng và hậu quả về sau.
Phòng ngừa chửa ngoài tử cung
Để phòng ngừa thai ngoài tử cung khi có viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.
Phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai; sử dụng các biện pháp phòng tránh thai; giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong thời gian sau sanh và cho con bú.
Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử vung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.
Việc phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường