Thịt cóc chữa được bệnh còi xương?

20:15 |
Thịt cóc có lẽ không còn xa lạ gì đối với người dân kể cả với những người thành thị. Vì mọi người đã qua quen thuộc thuộc với tiếng rao " Ai cóc đê, cóc làm ruốc đây ". Một số người truyền miệng với nhau và cũng không biết lấy thông tin ở chỗ nào và đồn nhau rằng thịt cóc có thể chữa bệnh còi xương, do đó rất nhiều phụ huynh thấy con mình còi còi hoặc muốn con khỏe là lại đi mua cóc về hòa với cháo. 
Vậy thịt cóc chữa được bệnh còi xương thật hay không?

Ăn thịt cóc bị ngộ độc phải đi cấp cứu

Ví dụ về một số trường hợp cho bé ăn thịt cóc

Thấy con lười ăn, chị Nguyễn Mai Trang (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) cũng đặt mua một cân ruốc cóc của người bán rong về cho con ăn với giá 2 triệu đồng. Chưa thấy chữa được bệnh còi xương ăn khoảng 1 tuần, con chị bị tiêu chảy nên chị quyết định dừng.

Trường hợp bé N.N.M bị ngộ độc do ăn thịt cóc . Theo lời mẹ của cháu M, vì thấy cóc trong vườn nhà nhiều, vợ chồng chị làm thịt cho con ăn. Khi thịt cóc, hai vợ chồng đã lột sạch da, bỏ hết nội tạng nhưng thấy bộ trứng ngon, chị để lại bộ trứng cóc nướng lên cho con ăn. Sau khi ăn chừng 30 phút, bé M có dấu hiệu mệt lả, nôn liên tục, gia đình cũng nghĩ ngay đến ngộ độc cóc và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Thịt cóc, ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, chống suy dinh dưỡng, chống còi xương, giúp tăng chiều cao cho trẻ... Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng thịt cóc không hiệu quả đến mức như nhiều bố mẹ nghĩ.

Bác sĩ dinh dưỡng của bệnh viện Thanh Nhàn phân tích

Theo BS Thu Hoài, nguyên cán bộ dinh dưỡng BV Thanh Nhàn, thịt cóc cũng có hàm lượng đạm như các loại thịt khác. Điều này chứng minh thịt cóc không thể điều trị và phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em.
Mặt khác, các chất độc chứa trong cóc rất nguy hiểm nên các phụ huynh không nên cho trẻ ăn thực phẩm này.
Thịt cóc không thể chữa bệnh còi xương

Cách chữa bệnh còi xương ở trẻ

Nếu như trẻ có dấu hiệu còi xương các bà mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, ếch, lươn, thịt, cá, tôm, cua, trứng… cho trẻ tắm nắng thường xuyên để hấp thu tốt vitamin D.
Chia sẻ về vấn đề giá trị của thịt cóc có chữa được bệnh còi xương BS Nguyễn Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, phân tích thịt cóc có giá trị dinh dưỡng như các loại thịt khác chỉ giàu đạm và kẽm chứ không có gì đặc biệt hơn, hàm lượng canxi và vitamin D rất ít, mà trẻ còi xương chủ yếu thiếu hàm lượng canxi và vitamin D là chính. 

Trong khi đó nếu sử dụng thịt cóc tiềm ẩn nhiều rủi do nếu chúng ta chẳng may ăn phải độc tố của thịt cóc rất nguy hiểm. Bởi trong cóc có chứa độc tố bufotoxine đây một chất cực độc, có trong gan, trứng, da, mủ mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) có thể gây ngộc độc chết người trong thời gian rất ngắn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương

Bs Hằng, BV Nhi Trung ương, lý giải có nhiều nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ do được nuôi dưỡng không đầy đủ chất dinh dưỡng, không đúng cách, do sinh non hay bị các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài hoặc người mẹ khi mang thai không ăn uống đầy đủ, hay các bé phải sống trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời cũng dễ bị triệu trứng còi xương do thiếu vitamin D.

Bệnh còi xương nguyên nhân chủ yếu là thiêu vitamin D
Trẻ bị còi xương có dấu hiệu chậm lớn, nhẹ cân, ăn không ngon, hay quấy khóc, đầy bụng, táo bón, ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi, rụng tóc, chậm mọc răng, chậm các khả năng lật, bò, bị biến dạng lồng ngực, xương sườn cong, vòng cổ tay, cổ chân phình to bất thường, đầu méo…

Trong trường hợp trẻ bị còi xương nặng thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không nên tự ý bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi trẻ bị ngộ độc thịt cóc

Trường hợp khi bị ngộ độc thịt cóc sau khi ăn trẻ thường có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau và chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc, ảo giác, đau đầu, có thể hưng phấn, tổn thương gan, thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời, BS Hằng nhấn mạnh.

Chính vì vì thế các bậc cha mẹ không nên mạo hiểm cho trẻ ăn thịt cóc vì nghĩ bổ. Thực tế, thịt cóc cũng như các loại thịt khác, đều có hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng ăn lại nguy hiểm hơn.

Để tránh bị ngộ độc thịt cóc tốt nhất không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc, không sử dụng các sản phẩm bột, ruốc thịt cóc không rõ nguồn gốc.
Nguồn: http://afamily.vn/
Read more…

Các loai vitamin cần thiết cho mùa đông

20:42 |
Một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông đó là da khô nứt nẻ, tay chân lạnh, xương khớp đau, và cơ thể không được hấp thụ vitamin D từ ánh mặt trời. Để khắc phục được các tình trạng này thì bạn cần giúp cơ thể của mình hấp thu các dưỡng chất thiết yếu như: Vitamin C, D, E, B....
Cung cấp vitamin giúp bạn khỏe mạnh

Vitamin C

Có thể nói vitamin quan trọng nhất trong mùa đông mà bạn cần chính là Vitamin C. Vì khi mùa đông đến sẽ xuất hiện nhiều bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, ho, sốt và cúm. 

Vitamin C sẽ giúp bạn chống oxy hóa, tái tạo tăng cường thuộc tính collagen giúp bạn có làn da sáng hơn. Tiến sĩ Amrapali Patil cho biết ở nhiều nơi, bổ sung thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi mùa đông khắc nghiệt, vì vậy, việc hấp thu sắt có thể bị giảm đi. Sắt được hấp thụ tối đa trong vitamin C, do vậy vitamin này cũng giúp duy trì hàm lượng sắt trong máu.
Vitamin c
Vitamin C có thể được tìm thấy ở một số loại quả như cam, chanh ngọt, chanh cũng như quả chà là và các loại rau như rau dền. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng sử dụng các viên bổ sung vitamin C.

( Lưu ý: Bạn nên bổ sung vitamin từ các cây, rau, củ, quả tự nhiên thì sẽ tốt hơn là bạn cũng một số vitamin tổng hợp được bán ở hiệu thuốc )

Vitamin E

Vitamin E giúp tái tạo da nhờ thuộc tính dưỡng ẩm. Da thường bị bong tróc trong mùa đông, vì vậy, hấp thu loại vitamin này là rất quan trọng. Vitamin E có thể được tìm thấy ở thịt, cá cũng như các loại rau như rau bina, súp lơ xanh …Các loại hạt cũng như quả me là nguồn vitamin E đặc biệt phong phú. Nếu bạn da khô nứt nẻ thì cũng không nên bỏ qua loại Vitamin này.

Vitamin D

Vitamin D hay còn gọi là Vitamin mặt trời là một loại vitamin khá đặc biệt so với những loại khác. Ngoài khả năng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa canxi, Vitamin D còn có vai trò mới đối với hệ miễn dịch. Theo đó, Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể. 

Vitamin D giúp xương chắc khỏe
Các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch cũng khám phá ra rằng, Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể bằng cách trang bị “vũ khí” cho các tế bào T - loại tế bào có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, duy trì và bổ sung đầy đủ Vitamin D sẽ tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D lớn nhất. Chúng ta nên đi ra ngoài để nhận được liều thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ nguồn vitamin D tự nhiên này thì có thể bổ sung thêm từ các loại sữa và ngũ cốc có chứa vitamin D trên thị trường.
( Lưu ý khi tắm nắng hay hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời bạn nên chọn ánh nắng: Buổi sáng 6 - 8h sáng, buổi chiều từ 5h30 - 7h )

Vitamin B tổng hợp

Toàn bộ nhóm vitamin B từ B1 tới B12 là rất cần thiết trong mùa đông. Ví dụ, vitamin B6 (pyridoxin) giúp da mịn màng trong khi B2 (Riboflavin) giúp chữa viêm mép, hiện tượng nẻ bong da môi hoặc góc miệng. B1(Thiamine) giúp chữa da bị bong vảy. Trong khi các loại vitamin khác như A, D và E hòa tan trong chất béo, thì toàn bộ vitamin nhóm B hòa tan trong nước.

Vitamin B tổng hợp có thể được tìm thấy trong trứng, rau lá xanh, gan gà, cá…

Omega - 3

Không phải là một loại vitamin, nhưng omega-3 có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong mùa đông. Axít béo Omega-3 duy trì hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nhiều người bị đau khớp trong mùa đông. Omega-3 làm giảm đáng kể độ cứng và đau khớp, vốn là các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, omega-3 cũng giúp xương chắc khỏe bằng cách tăng hàm lượng canxi trong cơ thể.

Hạt lanh là nguồn axít béo omega-3 rất phong phú bên cạnh quả óc chó, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu...

Và một điều rất quan trọng nữa là hay uống nhiều nước để cơ thể có thể loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể.

Thiên Hòa chúc các bạn có một sức khỏe tốt vào mùa đông năm nay!
Read more…

Chữa bệnh tay chân lạnh đơn giản và hiệu quả

19:36 |
Một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông nhất là ở nữ giới đó chính là bệnh tay, chân lạnh và có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp chăn kín. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Và cách chữa trị ra sao. Nếu các bạn đang bị vấn đề này hoặc người thân thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân bệnh tay chân lạnh

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chân tay lạnh là do khí huyết không lưu thông khi nhiệt độ hạ thấp khi vào đông. Cũng có thể do hệ tuần hoàn bị trục trặc, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lượng máu cung cấp cho bàn tay, bàn chân.

- Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu., Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

- Đa số các trường hợp chân tay vào đông đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều  và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2 nguyên nhân trên và có phương pháp điều trị thích hợp.

- Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.

Chữa bệnh tay chân lạnh với các phương pháp đơn giản

- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 -50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn cũng có thể ngâm chân tay trong nước ấm có pha tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương. Ngâm chân tay trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, sau đó bạn lau khô rồi đi tất ấm, không để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh.

- Khi trời lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm chân tay, có thể đi các loại tất tay, chân bằng vải bông vừa có chức năng giữ ấm rất tốt, đồng thời cso thể thấm hút mồ hôi giúp chân tay ...Khi ra đường cần đeo khẩu trang, quàng khăn và đừng quên tất tay để tránh nhiễm lạnh.
Vitamin e và b1 giúp tái tạo máu
- Bạn cũng nên tăng cường vitamin B1, E giúp tái tạo máu cho cơ thể.

- Cách đơn giản hơn là bạn hãy nhấp một chút gừng tươi để giúp cơ thể ấm lên. Khi ăn cam, quýt bạn chớ vứt bỏ vỏ, hãy phơi khô và khi tắm, bạn lấy túi vải bông nhỏ cho số vỏ vào ngâm chừng 10 – 15 phút là tắm được. Tinh dầu trong vỏ cam quýt không chỉ giúp da bạn mịn màng mà còn có tác dụng giữ ấm hiệu quả.

Thực phẩm giúp chữa bệnh tay chân lạnh

- Mùa đông, bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn.  Bạn nên bổ sung những thực phẩm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.
Thực phẩm góp phần phòng và chữa bệnh chân tay lạnh
Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.

- Bạn có thể tham khảo món bí đỏ nấu chao. Bí đỏ cũng như các loại rau quả màu vàng khác giàu vitamin A, có tác dụng giúp thúc đẩy chu trình trao đổi chất, bổ khí huyết, tăng cường khả năng chịu lạnh.

Nguyên liệu gồm 1,2 kg bí đỏ, chao (đậu hũ thối), tỏi, ớt, tiêu. Bạn lấy bí đỏ gọt vỏ, cắt làm 4 miếng. Cho bí cùng ít muối và một ly nước vào nồi đun đến khi bí chín mềm. Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm chao, tỏi, ớt, nước tương, đường và nước. Đảo đều đến khi có mùi thơm thì cho bột mì đã hòa tan với nước lạnh vào, đảo cho chín rồi tắt bếp.

- Đừng nghĩ răng mùa đông thì không cần nước. Bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khí huyết lưu thông tốt hơn, nó sẽ giúp ích trực tiếp cho việc lưu thông máu tới các vị trí “xa xôi” trên cơ thể bạn là chân và tay.

- Nên thường xuyên tập thể dục buổi sáng như chạy bộ, đánh cầu lông...giúp cơ thể nóng lên, điều tiết tuần hoàn. Những khi cơ thể quá lạnh, đừng lười, hãy đứng lên vận động cơ thể. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần  hoàn máu của cơ thể bạn.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số loại thuốc Đông y giúp ấm chân tay có bán trên thị trường.
Nhìn chung, để khắc phục tình trạng chân tay lạnh mùa đông, bạn chỉ cần chú ý một chút tới chế độ ăn uống và bỏ thói quen lười vận động thì sẽ có những kết quả nhất định. Biện pháp ngâm chân tay trong nước ấm là cách phổ biến được sử dụng nhưng bạn nên kiên trì để có được kết quả như ý. 
Read more…

Những thắc mắc thường gặp khi đi khám bệnh

19:54 |
Một trong những câu hỏi của người đi khám bệnh và tìm đến các phòng khám luôn là: Phòng khám đó có tốt không? Phòng khám đó có uy tín không? Phòng khám đó chuyên chữa các bệnh gì? Bệnh gì thì bên đó giải quyết tốt nhất? Chi phí điều trị ở đó có cao không? Khi giải quyết được tất cả các vấn đề đó và thấy hợp lý thì chắc chắn người bệnh sẽ tìm đến. Vậy để giải đáp thắc mắc của những người bị bệnh mong muốn có một địa chỉ tốt để có thể nhanh khỏi bệnh và không quá tốn kém thì phải làm sao?

Giải đáp những thắc mắc thường gặp của người đi khám bệnh

Dưới đây phòng khám đa khoa thiên hòa xin giải đáp thắc mắc của các bạn một cách khách quan nhất về từng vấn đề:

Phòng khám đó có tốt không?

Để giải đáp vấn đề này thì có rất nhiều yếu tố bao gồm trực quan và khách quan: Để khách quan nhất thì thường bạn sẽ đi hỏi một số người đã từng khám ở đây thì sẽ có rất nhiều thông tin như cái này tốt cái này không tốt. Và thường thì người dân lại hay tập trung vào các vấn đề xấu và cuối cũng đăn đo mãi và không đi khám ở đâu để bệnh ngày một nặng thêm. Hỏi thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo cái chính vẫn là đánh giá riêng của mỗi người. Để không bị tác động thì bạn có thể xem lịch sử phòng khám đó. Như thành lập cách đây bao lâu rồi, có các sự kiện xấu gì không? Trang thiết bị và bác sĩ ở đó ra sao. Như vậy là bạn có thể tự đánh giá phòng khám đó có tốt không khi đã tự mình trả lời các câu hỏi.

Phòng khám chuyên chữa bệnh gì?

Đa số các phòng khám đều chuyên chữa một mảng bệnh nhất định và đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó. Thì qua tên các bạn cũng có thể nhận biết được phòng khám chuyên giải quyết vấn đề gì? Tuy nhiên thì các bạn nên chọn các địa chỉ lớn ở các trung tâm. Nhưng không nên lớn quá và quá đông vì nếu như vậy sự quan tâm sẽ bị giảm bớt có khi chưa khám và phát hiện ra bệnh gì thì cũng đã quá mệt mỏi và chán nản và bỏ về. Có thể khám một số địa chỉ bên ngoài chi phí đắt hơn một chút những giải quyết được ngay thì như vậy còn tiết kiệm hơn.

Bệnh gì phòng khám đó chữa tốt nhất?

Tuy là qua tên gọi đã nói lên được phần nào bên phòng khám đó chữa những bệnh gì? Nhưng trong số đó lại có những bệnh nhỏ bên trong, phòng khám này chữa vấn đề này tốt hơn phòng khám này cũng chuyên chữa bệnh này. Nếu nhưng chưa tham khảo được người đi khám ở các nơi bạn đang băn khoăn thì bạn có thể dựa vào các trang thiết bị. Những phòng khám có trang thiết bị tối tân thì thường sẽ giúp giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và an toàn nhất

Chi phí điều trị ở đó có cao không?

Các bạn hãy dùng tầm nhìn của mình để đánh giá vấn đề này, có những nơi chi phí ban đầu rất rẻ, và có nơi thì chi phí ban đầu lại đắt. Nhưng thử so sánh nếu bạn khám và chữa bệnh một nơi rẻ nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc rất lâu thì chi phí nhân lên rất nhiều mà bệnh lại không đỡ.
Nếu có thắc mắc các bạn có thể liên hệ qua facebook của thiên hòa để được giải đáp miễn phí.
https://www.facebook.com/phongkhamthienhoa73?ref=hl

Read more…

Đi ngủ lúc nào và làm gì trước khi đi ngủ thì tốt?

01:42 |
Giấc ngủ là một phần rất quan trọng để hồi phục sức khỏe của bạn, những giấc ngủ sâu và ngon làm cho cơ thể khỏe mạnh để bắt đầu một công việc hoặc chào ngày mới. Vậy nên đi ngủ vào lúc nào? Và làm gì trước khi bắt đầu giấc ngủ là tốt nhất?
Giấc ngủ ngon

Nên đi ngủ vào lúc nào

Theo nghiêm cứu của các nhà khoa học thì chúng ta nên ngủ đủ 2 giấc vào mỗi ngày. Ngủ ngắn và buổi trưa và ngủ sâu vào buổi tốt

Thời gian ngủ buổi trưa

Giấc ngủ buổi trưa chúng ta nên bắt đầu vào 13h vì lúc này trạng thái cơ thể của chúng ta rất mỏi mệt do công việc vủa buổi sáng, nên có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Tuy nhiên thì thời gian ngủ buổi trưa các bạn chỉ cần ngủ 20 -30 phút là cơ thể có thể hồi phục, không nên ngủ quá lâu vì ngủ lâu khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt, mất phương hướng sau khi tỉnh dậy.

Thời gian ngủ buổi tối

Thời gian ngủ buổi tối thường là vào từ 22h - 23h . Giấc ngủ của chúng ta thường sâu và đạt đỉnh trong khoảng từ 0 - 3h sáng . Và cần 1h để có thể chìm được giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Những việc cần làm và không nên làm trước khi đi ngủ

Những việc cần làm để có một giấc ngủ ngon

- Nên vận động nhẹ và hít thở không khí trong lành trước khi đi ngủ: Các bài tập thể dục nhẹ sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn sâu hơn. Để giảm cân nhanh thì bạn có thể đi bộ và hít thở sâu
- Chải đầu trước khi đi ngủ: Chúng ta đều biết trên đầu có tập trung nhiều huyệt đạo. Thông qua quá trình chải tóc sẽ kích thích các huyệt đạo này. Nó đóng vai trò như massage giúp bộ não có đủ oxy, cải thiện trí nhớ và bảo vệ chân tóc.
- Ngâm chân bằng nước ấm: bàn chân có khoảng cách xa tim nhất vì vậy không dễ dàng để nó có thể nhận đủ lương oxy. Vì vậy trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, bàn chân sẽ được giữ ấm để tốt cho giấc ngủ.
- Giữ một tâm thái thoải mái: Và việc cuối cùng cần làm đó là bạn phải chắc chắn rằng mình có một tâm thái thỏa mái sẵn sàng muốn đi ngủ.

Một số lưu ý tránh làm trước khi đi ngủ

- Không nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Tắm nước ấm hoặc tắm trước khi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể của bạn, khiến tiết ra nhiều mồ hôi khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Bạn nên làm mát cơ thể trước khi ngủ là tốt nhất.
Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp bạn ngủ  tốt hơn

- Không nên xem tivi hoặc lướt web trước khí ngủ: Bạn nên tránh xem tivi hoặc lướt web ít nhất một giờ trước khi ngủ. Nghiêm cứu cho thấy thời gian nhìn vào màn hình trước khi ngủ sẽ gây cản trở giấc ngủ của bạn.
- Tránh xem phim hoặc đọc truyện hay trước khi đi ngủ: Bạn nên chọn cuốn sách càng nhàm chán càng tốt như vậy nó sẽ giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Tránh đọc những truyện lôi cuốn , hấp dẫn vì như vậy nó sẽ khiến bạn hưng phấn và nghĩ nhiều khó có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ.

Mọi thắc mắc các bạn có thể gửi đến phòng khám đa khoa thiên hòa để được giải đáp. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!
Read more…