PA và DA là gì? Nó có cần trong Seo?

01:32 |
PA là chữ viết tắt của Page Authority, còn DA là chữ viết tắt của Domain Authority. Đây là 2 chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và độ mạnh của một trang web (webpage) và của tên miền (toàn bộ website). Nếu như PA (Page Authority) chỉ dùng để đánh giá chất lượng của 1 trang thì DA (Domain Authority) lại là chỉ số để đánh giá chất lượng của cả tên miền hay cũng chính là của cả website đó. 

PA và DA được đánh giá trên thang điểm 100, có nghĩa là nó càng cao thì web đó là càng tốt và nếu backlink được đặt ở PA và DA cao thì khả năng bạn nên top sẽ nhanh hơn. Còn vấn đề PA và DA cao là có thể nên top thì không hẳn vì sẽ còn rất nhiều yếu tố khác để quyết định thứ hạng và nó cũng chỉ là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá để web của bạn có thể lên top cao được không?

Cách để xem chỉ số PA và DA

Để xem được chỉ số PA và DA bạn có thể truy cập và địa chỉ: https://moz.com/researchtools/ose/ 
Hoặc bạn có thể add công cụ vào luôn trình duyệt để có thể xem ngay khi truy cập vào trang web đó:
https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/seo-toolbar-by-seomoz/ ( addon firefox )
https://chrome.google.com/webstore/detail/mozbar/eakacpaijcpapndcfffdgphdiccmpknp ( addon chrome )
chỉ số PA và DA được hiện ngay khi truy cập

Domain Authority được xác định dựa trên yếu tố nào? 

Domain Authority được SEOMOZ xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản và từ các yếu tố này bạn có thể làm tăng DA cho website mình đó là: tuổi domain, mức độ phổ biến và kích thước website. Và đây cũng là một trong những yếu tố xếp hạng của đã số các công cụ tìm kiếm hiện nay. 

- Tuổi domain: Mỗi ngày có rất nhiều website mới ra đời, nhưng không phải website nào cũng có thể "phát triển" được lâu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà trong các tiêu chí đánh giá chất lượng website của Google luôn có tiêu chí là tuổi domain. Cũng như con người "sống lâu lên lão làng", "làm nhiều mới có kinh nghiệm", thì Google cũng nghĩ là chỉ có những website hoạt động lâu trong lĩnh vực một lĩnh vực thì website đó mới có nhiều uy tín, chất lượng, và sẽ phục vụ tốt cho người dùng vì thế mà Google luôn luôn ưu ái cho những website có tuổi thọ lâu.

- Kích thướt của website: Kích thướt hay độ lớn mạnh của website bạn, nó chính là số lượng trang (webpage), số lượng nội dung trên một website. Những website lớn, uy tín thì phải có lượng bài viết và nội dung nhiều, đi kèm theo đó là phải có lượng backlink trả về những trang này lớn. Bạn phải vô cùng lưu ý điều này "Nội dung phát triển phải tương quan với backlink trả về", nghĩa là số lượng backlink bạn làm tăng mỗi ngày phải tương ứng với lượng nội dung tăng thêm trên website mình và ngược lại, nếu không bạn sẽ rất dễ bị Google phạt.

- Độ phổ biến của domain: Độ phổ biến này được đo bằng số lượng backlink chất lượng trả về website bạn. Backlink giống như những lá phiếu bầu chọn cho website bạn vào vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google vậy. Backlink chính là lá phiếu bầu chọn cho website bạn Backlink chính là lá phiếu bầu chọn cho website bạn Nếu bạn nhận được càng nhiều lá phiếu chất lượng thì Google sẽ tin tưởng website của bạn đang phục vụ cho người dùng rất tốt, rất hữu ích và có giá trị chia sẻ. Vì vậy mà DA của bạn cũng sẽ tăng lên. 

Kết luận

Việc xác định được PA - DA của một website là hết sức quan trọng, nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà Google đã không còn chú trọng vào số lượng backlink nữa mà thay vào đó Google lại rất chú trọng vào chất lượng của backlink. Vì vậy bạn cần xác định rõ web nào, page nào chất lượng, xứng đáng cho ta đặt backlink.
Read more…

Tổng hợp các thuật toán của google

09:07 |
Nếu bạn đang là một seoer thì bạn cần phải nắm rõ các thuật toán của google, các thuật toán của google được ví như là các luật trong giao thông khi bạn bắt đầu hoặc bạn đã đang sử dụng phương tiện giao thông thì buộc bạn phải tuân thủ các quy tắc này. Nếu như bạn phạm phải các thuật toán thì nhẹ có thể chỉ là tụt hạng nhưng nặng có thể các kết quả tìm kiếm trên website bạn sẽ biến mất hết không còn xuất hiện trên google, may mắn thì bạn có thể cứu vãn nhưng vẫn sẽ bị google cho vào sổ đen khiến website bạn có thể chết bất cứ lúc nào. Vậy hãy cùng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các luật giao thông của google nhé!

Tổng hợp các thuật toán của google

1. Thuật toán google panda ( Gấu trúc )

Là một trong những thuật toán quan trọng nhất mà người là seo web nào cũng phải biết đó chính là thuật toán google panda, thuật toán được google công bố vào ngày 24/2/2011 cho đến nay thì đã cập nhật rất nhiều phiên bản đòi hỏi khắc khe hơn cho các seoer

Về cơ bản thuật toán Google Panda đánh mạnh vào nội dung của website, những web kém chất lượng sẽ không có kết quả cao ở google. Cụ thể như:

- Nội dung sơ sài, kém chất lượng
- Nội dung không liên quan đến với tiêu đề
- Nội dung copy
- Số lượng link out trong một bài quá lớn
- Mật độ từ khóa không phù hợp
- Trong bài viết có chứa link ẩn

Và có 4 tiêu chí chính trong thuật toán Google Panda mà chúng ta cần lưu ý: 

1.1 Thời gian người dùng ở trang web của bạn

Thời gian khách truy cập trên website. Nếu người dùng tìm thấy những nội dung hữu ích và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, khả năng họ ở lại trên website để tìm những thông tin liên quan là rất cao. Do đó các trang web mà người dùng giành nhiều thời gian để đọc và tìm những bài viết trên website sẽ được Google đánh giá cao.

1.2 Người dùng cập thường xuyên

Tỷ lệ Bounce Rate Thuật toán Google đưa ra là khi một website người dùng thường xuyên truy cập sẽ là website có giá trị và không rơi vào bộ lọc của Google Panda.

1.3 Người dùng quay lại trang web

Tỷ lệ người dùng quay trở lại, một cách tuyệt vời để biết được trang web đang có thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm của Google có hữu ích hay không chính là tỷ lệ khách hàng quay trở lại website. Google tin rằng chỉ có chất lượng website mới khiến người dùng quay trở lại website thường xuyên hơn. 

1.4 Mạng xã hội 

Mục đích của Google Panda là để giúp chọn lọc ra các website hoạt động thực sự bởi con người chứ không phải máy móc (Auto post). Do đó những mạng xã hội là tiêu chí đánh giá khá quan trọng khi tại đây những yếu tố tương tác rất mạnh chỉ có con người mới có thể làm được như trên Facbook, Youtube, Twister…

2. Thuật toán google penguin ( Chim cánh cụt )

Là thuật toán thứ 2 được google tung ra thuật toán google penguin hay còn gọi là chim cánh cụt là một trong những thuật toán nhiều seoer không tìm hiểu kỹ về seo dễ mắc phải. Thuật toán này được chính thức cập nhật 24/4/2012 cho đến nay thì cũng đã cập nhật rất nhiều phiên bản.

Vì sao thuật toán này lại là thuật toán nhiều seoer gặp phải vì nó liên quan đến backlink một trong những việc mà seoer thường xuyên làm, việc tạo ra backlink chất lượng khá khó khăn khiến cho nhiều người đã biến nó thành công việc spam và dẫn đến việc bị google nhòm ngó.
Thuật toán penguin liên quan tới backlink

Một số lỗi thường gặp của seoer

- Backlink có nội dung trùng lập
- Backlink chèn ẩn
- Nhồi nhét backlink
- Mua bán backlink
- Chỉ tập trung vào một anchortext

Google Penguin phạt những lỗi như thế nào?

2.1 Xây dựng backlink không tự nhiên

Backlink tự nhiên là backlink cho người khác đặt vì sự hữu ích của website bạn chứa không phải do bạn đặt hoặc yêu cầu người khác đặt. Theo lý thuyết trên thì thực tế Google sẽ không biết đâu là backlink tự nhiên hay không?

Google sẽ dựa và 1 số yếu tố sau để xác định backlink không tự nhiên

- Quá nhiều backlink trong thời gian ngắn:
Đặc biệt với nhưng website mới có ít nội dung sẽ phải cận thận khi đặt link toàn trang trên các site có index cao. Backlink quá nhiều trong thời gian ngắn không tương xứng với nội dung hiện có sẽ làm cho website của bạn bị phạt nặng.Ngoài làm cho từ khóa bị mất tích thì lỗi này còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ website. Bạn nên đặt nhẹ backlink cho tới khi từ khóa nhận diện và nội dung đủ nhiều thì bạn mới có thể tăng tốc backlink được.
- Quá nhiều anchortext cho một site trên một page:
 Lỗi này hay gặp khi các bạn đặt chữ ký hay gửi tin nhắn trong các diễn đàn. Các SEOer thường tận dụng số lượng ký tự cho phép trong chữ ký để đặt tối đa có thể. Điều này vô tình làm mật độ từ khóa quá cao khi các bạn trả lời nhiều lần trong topic đó. Một vấn đề nữa là giá trị backlink sẽ bị giảm dần khi đặt anchortext thứ 3 cho một site trở đi. Với lỗi này google ít phạt nhưng bạn sẽ không mang hiệu quả của backlink . Lời khuyên của mình là bạn chỉ nên đặt tối đa là ba backlink cho một website trên một page.  
- Link SEO chỉ tập trung vào một từ khóa:
Backlink SEO chỉ đặt cho từ khóa SEO mà không đạt link SEO cho các từ khóa mở rộng. Với lỗi này google chỉ phạt với mức độ nhẹ, từ khóa sẽ ở vị trị từ 20x trở xuống. Đây là lỗi nhiều SEOer mắc phải mà không biết lý do tại sao mình SEO nghiêm túc mà vẫn không thể lên top mặc dù backlink là nhiều. Lời khuyên cho bạn là SEO thêm từ khóa mở rộng với cùng link SEO từ khóa SEO chính → đa dạng hóa anchortext
- Từ khóa không phù hợp với link SEO:
Lỗi gặp khi SEOer chọn link SEO không phù hợp hoặc không tối ưu hóa nội dung của link SEO. Dẫn đến anchortext chẳng liên quan gì đến nội dung. Google sẽ phạt nhẹ lỗi này - từ khóa sẽ “lênh đênh” ở top dưới bảng xếp hạng tìm kiếm. 

2.2. Backlink từ những website hoặc page chất lượng kém

- Website bị google phạt nặng:
Đây là điều tối kỵ khi bạn đặt backlink, backlink trên các website bị google phạt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới độ trust website của bạn, tốt nhất đừng “dao du” với các website như thế. Các nhận biết các website bị phạt nặng là kiểm tra index (chỉ mục) xem còn không. Công thức trên box tìm kiếm google : “site:doman-bị-phat”. 
- Có nội dung trùng lặp:
Điển hình là backlink từ những site có nội dung rác hay những page có nội dung trùng lặp. ví dụ như backlink trên các bài viết ( rao vặt ) sao chép hoặc trộn không kỹ. Sau đây là nhưng website cần trách khi đặt backlink.  
- Website bị nhiễm mã độc : 
Backlink của bạn sẽ có giá trị bằng không khi đặt trên các website như thế này và đôi khi còn bị ảnh hưởng lây. Để bảo vệ người dùng google chrome sẽ hỏi bạn có chắc chắn khi truy cập vào website này không (website bị nhiễm). Để kiểm tra website có bị nhiễm mã độc hay không các bạn truy cập vào link sau:
- Website crawl tin của website khác:
Google rất ghét nội dung trùng lặp, đợi cập nhập thuật toán gần đây đã làm cho nhiều website crawl bị giảm 50% lượng truy cập. Nội dung sao chép bị google đánh giá thấp và ít khi có mặt trên top cao của kết quả tìm kiếm. Ngoài ra nếu sao chép ở mức độ cao (cả title và description) website này sớm muộn gì của bị googel phạt nặng. Nên bạn cũng suy nghĩ kỹ trước khi đặt link tại các website này.

3. Thuật toán Zebra ( Ngựa vằn )

Google đã lấy con vật có nửa đen, nửa trắng này để làm tượng trưng cho thuật toán này, hay người ta còn gọi là thuật toán Zebra ( Ngựa vằn ), từ hình tượng trưng ta cũng có thể suy đoán được một phần nào đó, nó tượng trưng cho seoer mũ trắng. Thuật toán này liên quan nhiều đến mạng xã hội


Thuật toán Zebra ( ngựa vằn )

3.1 Các điều cần lưu ý với thuật toán Zebra

- Đăng nhiều link lên tường nhà bạn mà không có bất kỳ nội dung nào bổ ích cho người đọc 
- Mạo danh tài khoản Google+, mạo danh tài khoản người khác. 
- Chia sẻ quá nhiều liên kết trên Google+ của bạn: Spam liên kết trong comment của người khác, hoặc lên những group không liên quan đến nội dung. 
- Lạm dụng spam Social Bookmarking: Việc spam lên hàng loạt Social giờ là vô nghĩa, và đôi khi nó giết chết bạn. Hãy dừng lại và chú trọng đến những Social chất lượng mà bạn có thể phát triển được (Google+, Facebook. Twiter, Pinterest). Việc Social Bookmarking nhiều có thể nên dành cho web vệ tinh cần sự index và boot. - Con số ngầm: Con số ngầm là điểm chất lượng mà Google+ dành cho bạn. Nếu bạn đi spam, comment ném link, post bài group vô tội vạ… chỉ cần 1 hành thộng report (báo cáo) hay xóa của admin thì bạn sẽ bị trừ điểm khá mạnh. 
- Tham gia những Forum hoặc dùng thủ thuật để tăng Followers không chính đáng

3.2 Một số gợi ý để tránh thuật toán Zebra 

1. Xây dựng 1 tài khoản Google+ chất lượng để làm Authorship
2. Thường xuyên cập nhật bài viết mới, hấp dẫn cho web của bạn để gây được sự chú ý với độc giả...
3. Linh hoạt các tài khoản Google+ khác cũng có độ chất về sự linh hoạt nội dung tương tự để thao tác linh hoạt. 
4. Tham gia cộng đồng linh hoạt, nên tạo những cộng đồng Google+ nhỏ nhỏ để tăng chất lượng và linh hoạt nội dung. Nếu nội dung chỉ là liên kết thì sớm muộn cũng sẽ bị thuật toán Zebra xử lý. 

4. Thuật toán Payday loan

Thuật toán Payday loan ( các khoản vay ) thuật toán này đánh vào cá "truy vấn spam" nó chỉ ảnh hưởng đến một từ khóa trong website hay nói cách khác nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến link có sử dụng các biện pháp truy vấn spam để hi vọng có thể lên top một cách nhanh chóng

Thuật toán payday loan

Từ khóa Payday Loan vi phạm như thế nào ? 

Từ khoá “Payday Loans” khi đó được SEO bằng cách:

Cách thứ nhất: Họ đi spam trên các trang dùng mã nguồn Drupal bằng tools, vì khi đó, mã nguồn này ko chặn auto comment, cũng không có thẻ NoFollow cho phần comment => Backlink khủng => thăng hạng

Cách thứ hai: Họ viết 1 plugin có chức năng share tin lên FB (như Addthis) dùng cho mã nguồn Joomla, mà Joomla thời đó có vài triệu người dùng. Một site sẽ sử dụng 1 plugin, site đó có bao nhiêu link thì plugin đó trả về từng đó backlink => Backlink khủng => thăng hạng (Dù tất cả đều là link ẩn) 

Đó chính là một trong những cách seo bẩn mà vẫn có thể lên top một cách nhanh chóng, nhưng đó chỉ là trước đây.

5. Thuật toán Hummingbird ( Chim ruồi )

Hummingbird hay là chim ruồi một trong những loài chim có tốc độ đập cánh số 1, với trên 70 lần/giây. Thuật toán Hummingbird này làm nâng cao khả năng tìm kiếm, và khả năng tìm kiếm bằng giọng nói ở trên google.


Thuật toán hummingbird
Panda, Penguin và những thuật toán khác là những thay đổi một phần nào đó trong thuật toán cũ, chứ không hoàn toàn thay thế nó. Hãy thử tưởng tượng, giống như một cỗ máy. Những thuật toán Panda hay Penguin cũng giống như việc thay đổi một bộ phận lọc dầu hay thay phanh mới. Hummingbird là một cỗ máy hoàn toàn mới, mặc dù nó vẫn sử dụng một số phần của thuật toán cũ, chẳng hạn như Penguin và Panda.

Hay nói cách khác thì thuật toán này sẽ giúp người dùng có kết quả tìm kiếm chính xác vào sâu hơn, và nó còn có khả năng phân tích được các kết quả có từ đồng nghĩa, thuật toán này giường như sẽ giúp các bạn chuyên sâu các từ khóa dài, hãy tập trung nhiều hơn về long-tail keywords

6. Thuật toán Pigeon ( Chim bồ câu )

Theo các chuyên gia hàng đầu Việt Nam, thế giới và các tạp chí thế giới nổi tiếng về SEO. Google cập nhật thuật toán này một cách âm thầm và được các chuyên gia đặt tên là chim Bồ Câu (Pigeon). 
Với tên gọi này sẽ giúp mọi người tìm hiểu về thuật toán này trong tương lai. 

Pigeon hoạt động như thế nào? Thuật toán chim bồ câu (Pigeon) như nói ở trên, sẽ sắp xếp toàn bộ các Website có liên quan đến địa phương, tìm các từ đồng nghĩa. Hoạt động dựa theo công nghệ Google PigeonRank, công nghệ này xử lý theo kết quả tìm kiếm chính xác và nhanh nhất theo địa điểm. Những website nào SEO hướng đến SEO LOCAL sẽ có sự ảnh hưởng một phần nào đó nhưng không nhiều.

7. Thuật toán Mobile

Thuật toán này sẽ đánh giá website của bạn trên Mobile thế nào? Vì hiện tại số lượng người truy cập và tìm kiếm trên Mobile cao gấp khoảng 3 lần so với tổng số các thiết bị còn lại. Chính vì vậy nếu website của bạn được tối ưu hóa trên Mobile thì sẽ là một điểm cộng trong bảng xếp hạng SERP.

8. Thuật toán Possum

Được cập nhật vào ngày: 01/09/2016. Thuật toán này không mấy quan trọng và bạn cũng khó có thể can thiệp, nó sẽ liên quan nhiều đến địa điểm, khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó, thì google sẽ gợi ý cho bạn địa chỉ doanh nghiệp gần nơi bạn tìm kiếm.

Cách hoạt động: Cập nhật Possum đảm bảo rằng các kết quả tìm kiếm thay đổi nhiều hơn tùy thuộc vào vị trí của người tìm kiếm: bạn càng gần địa chỉ của doanh nghiệp, càng có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nó trong số các kết quả tìm kiếm.
Hãy nắm vững các thuật toán của google bạn sẽ trở thành một seoer tầm cỡ
Read more…